Những Điều Cần & Không Cần Khi Phỏng Vấn


Những điều nên làm:

Nên nghiên cứu kĩ công ty, công việc mà bạn sẽ đi phỏng vấn. Công sức chuẩn bị kĩ bao giờ cũng được đền đáp cả. Cũng hãy diễn tập trước khi phỏng vấn bằng cách tự mình trả lời những câu hỏi mà bạn nghĩ sẽ xuất hiện trong cuộc phỏng vấn.
Nên mang theo nhiều bảng photocopy bảng sơ yếu lí lịch. Thông thường, người phỏng vấn sẽ in sẵn bảng sơ yếu lí lịch bạn nộp nhưng với việc tự mình đem theo bảng photocopy, người ta sẽ đánh giá cao sự tử tế, chu đáo của bạn.
Nên ăn mặc đúng cách khi đi phỏng vấn. Để thể hiện sự chuyên nghiệp, hãy luôn gắng với phong cách cổ điển. Với nữ, trang phục phỏng vấn nên là đồng phục công sở với váy hoặc quần trong gam màu tối như màu xanh dương đen, nâu. Còn đối với nam, đồng phục công sở màu tối cũng là một sự lựa chọn hợp lí, đi kèm với áo màu sáng hơn và cà vạt.
Nên đi đến buổi phỏng vấn sớm hơn từ 10-15 phút để chuẩn bị.
Nên lúc nào cũng thể hiện sự vui vẻ, lịch sự với mọi người xung quanh, không chỉ là người phỏng vấn bạn. Đầu tiên, hãy bắt tay với người phỏng vấn. Trong suốt quá trình phỏng vấn, hãy chú ý đến giao tiếp bằng mắt cũng như ngôn ngữ cơ thể của bạn. Khi được hỏi về công việc, hãy biểu lộ sự phấn khích, hào hứng và tự tin với công việc mình sẽ đảm nhận.
Nên hỏi nhà phỏng vấn những câu hỏi khôn ngoan. Hãy chuẩn bị những câu hỏi ở nhà sẵn. Bạn sẽ nghĩ hỏi càng nhiều thì nhà phỏng vấn sẽ nghĩ bạn vô cùng hào hứng với công việc. Tuy nhiên, cũng không có nghĩa là bạn sẽ hỏi các câu hỏi quá rõ ràng hoặc đã được thảo luận rồi. Hãy lựa chọn những điều cần thiết để hỏi, chẳng hạn như bước kế tiếp của đợt phỏng vấn là gì.
Nên cố có được danh thiếp của người phỏng vấn bạn và dựa vào đó để viết lá thư cám ơn trong vòng 24h cho người đó.

Những điều không nên làm:

Không nên cố học thuộc lòng những gì bạn đã diễn tập trước buổi phỏng vấn. Có một số trường hợp, thí sinh gặp trúng câu hỏi mình đã lường trước và học thuộc, họ vẫn bị ấp úng. Áp lực tâm lí làm họ quên hết và khi đó họ càng nói năng không trôi chảy hơn.
Không nên ăn mặc xuề xòa khi đi phỏng vấn. Trong một số công ty, họ không bắt buộc phải ăn mặc chuyên nghiệp, tuy nhiên, không có nghĩa là họ thấy một thí sinh cẩu thả trong phong cách ăn mặc. Bạn cũng nên nhớ, đừng hút thuốc, hay dùng nước hoa mùi nặng vì nó sẽ gây khó chịu cho người phỏng vấn, nhất là khi phỏng vấn trong phòng có diện tích nhỏ.
Không nên dùng những từ quá đại khái, chung chung như:”rất nhiều”, chẳng hạn như “Tôi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này”. Người phỏng vấn chờ đợi ở bạn một thứ gì đó cụ thể hơn. Cũng không dùng những từ quá yếu để chỉ khả năng của bạn, như “khá giỏi”, “đại loại”, “hầu như”… Nên nhớ rằng công ty cần tuyển một người tự tin, có đủ năng lực để đảm đương công việc nhé!
Không nên nói quá nhiều. Lỗi này những ứng cử viên thường hay mắc phải. Họ nói quá nhiều, không tập trung vào chủ đề then chốt, rốt cuộc là câu trả lời trở lủng củng. Một nguyên tắc vàng ở đây là đừng bao giờ để câu trả lời của bạn quá dài.
Không nên tiết kiệm từ khi trả lời câu hỏi. Bạn không nên nói nhiều nhưng cũng đừng nên nói quá ít, với chỉ hai từ”Có” hoặc “Không”. Khi đó, vì không có đủ thông tin cần thiết, người phỏng vấn rất khó đánh giá bạn có phù hợp với công việc hơn và họ có thiên hướng chọn những người có câu trả lời cụ thể, xác thực hơn.
Không nên mang những chủ đề quá riêng tư vào cuộc hội thoại giữa bạn và nhà tuyển dụng chẳng hạn như vấn đề cá nhân hay gia đình.
Không nên nói dối nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng là những người thâm niên trong ngành, dĩ nhiên, họ biết nhiều hơn bạn. Nói dối cũng chỉ là ”múa rìu qua mắt thợ” thôi. Hãy trả lời trung thực, thẳng thắn những câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Không nên thể hiện sự lúng túng qua những hành vi như: vuốt tóc, gãi đầu, tránh giao tiếp mắt, nói ngắt quãng. Đó là những biểu hiện rất dễ nhận ra khi bạn đang run, điều đó là nguy cơ cao đưa bạn đến việc rớt phỏng vấn.
Không nên hỏi những thứ đặt nặng về quyền lợi của bạn như lương bổng, chế độ ưu đãi, kì nghỉ, lương hưu… Công ty luôn trọng dụng những người biết đặt lợi ích chung của công ty lên trước bản thân mình, do đó, những câu hỏi thiên về chủ nghĩa cá nhân không đúng lúc sẽ bị đánh giá thấp.
Share on Google Plus

About Viettel Thống Nhất

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment