Thủ Tục Và Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc

Viết đơn xin nghỉ việc  luôn là một vấn đề coi là tế nhị và khiến cho nhiều bạn lúng túng. Không hẳn chỉ là việc viết một lá đơn như thế nào, mà còn không ít băn khoăn khác về thủ tục, quy định hay lợi ích của mình bị ảnh hưởng như thế nào khi nghỉ việc. 

Thực ra mọi chuyện không có gì là to tát, chỉ cần bạn tìm hiểu và hiểu được quy trình nghỉ việc kỹ để có được quyết định đúng nhất. Xin giới thiệu với các bạn một số mẫu đơn xin nghỉ việc cơ bản và một quy trình nghỉ việc thông thường, những thủ tục cơ bản bạn cần thực hiện, hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.

CÁCH VIẾT ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Lời khuyên đầu tiên mà mình muốn đưa ra là nếu bạn mới chỉ có ý định thôi việc, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định. Bởi mỗi người chỉ có một số lần nhất định để thay đổi công việc. Trừ khi bạn là người có xu hướng nhảy việc liên tục, không hướng tới sự ổn định trong nghề nghiệp. Thêm nữa, các nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ để tâm tới một CV mà cứ vài ba tháng hay nửa năm lại nhảy việc một lần. Tính gắn bó là một tiêu chí các công ty rất quan tâm khi tuyển người.
Còn nếu bạn đã quyết định xong, bạn sẽ viết đơn xin nghỉ việc với các phần như sau:
Trình bày rõ bạn muốn xin nghỉ việc kể từ ngày/tháng/năm nào.
Lý do xin nghỉ
Bàn giao công việc: cho ai, ở bộ phận nào, nội dung các công việc được bàn giao
Bày tỏ sự cảm ơn tới công ty, ban giám đốc trong suốt quá trình làm việc
Đề nghị Ban Giám đốc xem xét và giải quyết
Lưu ý
Lý do xin nghỉ có thể là:
  • Lương thấp, công việc nhàm chán, môi trường làm việc không phù hợp, hoặc sếp khó tính ...
  • Cần thời gian tập trung vào việc học hành, nâng cao kiến thức
  • Bạn có một dự án, một hướng đi riêng để tự do phát triển
  • Bạn muốn tìm đến một môi trường mới để thử thách bản thân
Lý do phổ biến mà đa số các bạn ghi vào đều là “bận việc gia đình”. Nhưng nhiều khi bạn cũng nên chân thật một chút. Mình biết có một số bạn xin nghỉ và đề cập rõ với sếp rằng “em cần một công việc mới mà lương đủ để chu cấp cho cuộc sống”. Vậy là sếp sẵn sàng tăng lương gấp đôi để giữ chân bạn lại, vì đôi khi họ quá bận để nhớ rằng phải tăng lương cho những ai làm tốt. Hoặc bạn muốn nghỉ việc để xây dựng dự án của riêng mình, cũng có thể nói rõ với sếp vì đó là một việc đáng tự hào, và biết đâu sếp của bạn lại quan tâm và trở thành đối tác sau này của bạn.

Chốt lại là, dù thế nào thì bạn cũng nên dành thời gian để viết một lá đơn xin nghỉ việc tươm tất, hợp tình hợp lý. Nó giống như một lời chào tạm biệt hay mà khi bạn đi rồi sẽ để lại ấn tượng (tốt hoặc xấu) cho người ở lại.

Dưới đây là một số mẫu đơn xin nghỉ việc, tùy vào nghề nghiệp, chức vụ, hoàn cảnh… bạn hãy chọn ra một lá đơn phù hợp nhất với mình nhé!

Share on Google Plus

About Viettel Thống Nhất

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment